Lễ Hội Làm Chay (Thị Trấn Tầm Vu, Huyện Châu Thành) Trong Phát Triển Bền Vững Du Lịch Tỉnh Long An
1. Nguồn gốc lễ hội Làm chay Lễ hội Làm chay là tên gọi hiện nay của lệ Làm chay xưa, vốn được đọc trại âm từ lễ Trai đàn, trong đó “trai đàn” là thiết lập đàn tràng trang nghiêm, thanh tịnh với các khoa nghi ứng phú của Phật giáo cầu âm siêu dương thới. Gắn liền với lễ hội làm chay ở Tầm Vu có hai truyền thuyết được kể trong dân gian. Truyền thuyết đầu kể rằng, trước đây vào buổi trưa học trò ở gần chợ Tầm Vu thường ra chơi ở nhà lồng chợ. Một bữa trưa vào giờ chánh Ngọ, bất thình lình nhà lồng chợ sập đổ. Rất may hôm đó không hiểu sao, học trò lại không ra nhà lồng chợ chơi. Do đó, không bị xảy ra thiệt hại về người. Sau đó, dân làng tổ chức lễ trai đàn để xua đuổi ma quỷ, giải thoát Cô hồn còn lẩn quất tại đây, nguyên nhân kỳ bí tạo ra vụ sập chợ, sau trở thành lệ Làm chay hằng năm duy trì cho đến ngày nay.
TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HÓA CHÂU ĐỐC TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
Ngày 19/7/2013, thành phố Châu Đốc được thành lập theo Nghị quyết số 86/NQ-CP của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tọa lạc trên ngã ba sông nơi giao nhau giữa sông Hậu và sông Châu Đốc. Có địa thế trọng yếu về giao thông thủy bộ, Châu Đốc không chỉ là cửa ngõ giao thương kinh tế cho khu vực biên giới giữa Việt Nam và quốc gia láng giềng Campuchia, mà còn là điểm du lịch hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, du lịch và nghỉ dưỡng. Đến với Châu Đốc, ngoài vẻ đẹp quyến rũ của cảnh quan thiên nhiên, du khách còn được ngược về nguồn cội tìm hiểu các di sản văn hóa mang giá trị nhân văn phong phú và đa dạng của địa phương.
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Khoa học - Khoa học Xã hội và Phát triển Bền vững Đông Nam Bộ
Nghiên cứu phát triển hay khoa học phát triển, phát triển học là khoa học nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của sự phát triển, làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, chính sách, kế hoạch và các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội.